(1938-45)
Xu Hướng Nhạc Tình
Duy Nhiên/Lãng Mạn/Trữ Tình
Nhóm TRICÉA
Văn Chung

Ðồng thời với nhóm MYOSOTIS, ngay từ trước khi Nguyễn Văn Tuyên ra Bắc
"hô hào nhạc cải cách",
nhóm TRICIA gồm ba kiện tướng Văn Chung, Lê Yên, Dzoãn Mẫn cũng đã
có sinh hoạt âm nhạc rồi
nhưng chỉ sau khi Nguyễn Văn Tuyên dám đưa ra trước quần chúng hai bài
ca thử thách thì mấy chàng
nghệ sĩ tài tử của hai nhóm đó cùng với nhiều nhạc sĩ mầm non khác mới đùng
đùng nổi dậy và cho
ấn loát những bản nhạc hãy còn trinh trắng của mình. Nhất là khi phong trào âm
nhạc cải cách vừa ra
đời lại được tờ NGÀY NAY làm hậu thuẫn cho việc thành hình của nó. Theo lời
nhạc sĩ Vũ Thành là
người đã có những sinh hoạt tân nhạc ngay từ lúc sơ khai thì nhà văn Nhất Linh,
linh hồn của tờ
NGÀY NAY, đã đảm trách việc thổi kèn clarinette trong một ban nhạc tài tử do hai
nhóm kể trên phối
hợp dể trình diễn vào một ngày mùa Thu năm 1939.
Trong nhóm TRICEA, Văn Chung được coi như người có bài hát được dân chung
ưa thích cho nên Thẩm Oánh của nhóm MYOSOTIS đã phê bình trong báo
Việt Nhạc số 5 đã dẫn kể : "Nhóm TRICEA chủ trương đi sát quần chúng
(ngụ ý là loại nhạc thấp)"... Trong thực tế, nhạc của Văn Chung trong thời
gian nay thì cũng không xa nhạc ngũ cung của Thẩm Oánh cho lắm đâu.
Cũng là bài hát về thiên nhiên (và về thuyền) như
Ðóa Hồng Nhung,
Trên Thuyền Hoa, Sóng Vàng, Khúc Ca Ban Chiều... nhưng nhạc
Văn Chung có vẻ thiên về nhạc chủ thể (musique tonale). Ngoài mấy bài vừa kể,
Văn Chung còn đưa ra một bài mà ông ghi rõ là điệu tango. Ðó là bài
Bóng Ai Qua Thềm, được xây dựng
với nét nhạc Ré mineur rõ rệt. Bài hát đưa ra hình ảnh dễ thương sót của một thiếu
nữ ngồi đan áo cho người tình, hình ảnh này sẽ còn được khai thác mạnh mẽ khi
tân nhạc đi vào giai đoạn phát triển:
Miệt mài cùng một manh áo len
Vắng bóng anh, em chờ mong anh
Cố sức em đan cho thật nhanh
Em đan áo cho xong còn hòng Ðông này
Vắng hình anh em lạnh lùng theo
Xa anh em nhờ manh áo ấy
Khiến em quên lạnh lùng khi ngồi trước đèn...
Tôi không nghĩ là vào lúc đó, Văn Chung đã hệ thống hóa việc sáng tác của anh như tôi vừa kể, nhưng anh (cũng như Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước) đã dung hòa cả hai hệ thống âm giai Âu, Á trong những sáng tác đầu tay của mình. Ðoạn sau của bài Bóng Ai Qua Thềm, này sẽ là nhạc thất cung tây phương thuần túy với cung Do# hiện ra, trói chặt ca khúc vào Ré mineur :
Vừa nhìn thoáng lướt trên nền trời đêm
Ngừng đan, em thấy gió lay mành trúc
Bóng qua êm đềm
Cùng cơn gió êm làm sơ tấm áo len trên lòng em
Lòng em xao xuyến
Muốn nghiêng mình tránh gió qua bên thềm
Rồi thời gian ấy qua
Tấm áo em đan chưa xong mà...
Cứ mỗi khi chiều gió lướt qua bên mình thì lòng em
Thấy sốn sang vì gió nâng áo len lên em kề bên trái tim
Mùa đông sắp đến gió lay mành trúc
Bóng ai qua thềm...
(Thế Lữ -1941)
Trên mặt hồ in mầu ngọc biếc
Cô em đang bơi một chiếc thuyền non
Lửng lơ như cái chuồn chuồn
Rỡn đuôi trên nước chập chờn ghẹo hoa.
Chân gió nhẹ lướt qua làn sóng
Nắng chiều xuân rung động trên cành
Mấy hàng lau yếu nghiêng mình
Cô em bỗng ngẩn ngơ tình vì đâu ?
Ðặt mái chèo, ngả đầu trên gối
Trong mây chiều phơi phới trên kia
Hỏi xem mây có duyên gì ?
Mà con chim én đi về lửng lơ...


Sau này Lê Yên mới có cơ hội quay về với nhạc cổ truyền để làm điểm tựa sáng tác,
nhưng trong thời gian thành hình của Tân Nhạc, nhạc bản của ông hoàn toàn được
cấu tạo như một ca khúc tây phương hiện đại. Ví dụ bài
Bẽ Bàng mà ông cộng tác với Văn Chung để soạn ra.
Nhạc khúc nghe như một bài ''valse'' của Strauss, rất lưu loát, có đoạn hát, có đoạn dạo
nhạc với chuyển cung thông thường : tonique, dominante, sous dominante, relatif, kết
thúc với CODA có pha trộn một chút mầu sắc mineure của giọng sous dominante cho
cuộc tình duyên của một đôi lứa bẽ bàng thêm phần sót sa. Giản dị, không cầu kỳ như
nhạc Dương Thiệu Tước chẳng hạn :
Ðành để muôn năm lỡ làng
Còn nói ái ân làm chi
Ngày vui xưa qua mất rồi
Lòng thương xưa phai hết rồi
Tình yêu xưa tan mất rồi
Còn oán trách nhau làm chi...
Vì đâu đôi ta bẽ bàng
Vì đâu muôn năm lỡ làng
Thật đáng tiếc thay tình xưa
Vì đâu vui kia hết rồi
Vì đâu thương kia hết rồi
Vì đâu yêu kia xoá rồi
Mà nỡ chóng quên tình xưa...
(Dạo nhạc)
Xin đừng nhắc những lời êm đềm ấy hết rồi
Sao không cùng chung sống trong yêu đương
Từ ngày còn được gần gũi bên nhau
Khiến phút ấy qua mất rồi còn đâu...
Xin đừng nhắc mối tình ban đầu ấy đã đành
Tan theo cùng mây khói trong không gian
Từ ngày nào cùng nhau lỡ nhịp cầu
Mà khiến đến nay khó lòng gặp nhau
Tình đôi ta nay lỡ rồi
Ðành ôm đau thương suốt đời
Buồn tiếc mối duyên từ xưa
Nhìn mây, mây trôi hững hờ
Nhìn trăng, trăng soi lững lờ
Nhìn hoa, hoa phai úa mờ
Âm thầm riêng có bóng ta trong giấc mơ...


Nhạc Dzoãn Mẫn là nhạc cho guitare hawaienne là cây đàn mà ông nắm rất vững. Dzoãn Mẫn nghiêng hẳn về nhạc thất cung thuần túy. Bài bản của ông, cũng như của các bạn đồng thời, đi theo một cấu phong đã có sẵn : A-B-A rồi CODA để hết. Cũng có khi không có CODA mà chỉ là ba đoạn thông thường kể trên. Sự phát triển giai điệu không bay bướm (như giai điệu Dương Thiệu Tước chẳng hạn) mà có khi chỉ là những chuỗi âm giai phần nhiều là majeurs. Bài
Cô Lái Thuyền sau đây là một ví dụ :
Dừng chèo lại đây dây phút ngừng trôi
Cho tôi sang đến bến sông xa vắng
Bờ sông xa vắng khách riêng mình tôi...
Bài Cô Lái Thuyền của Dzoãn Mẫn cũng giống như những sáng tác khác của ông và của các bạn đồng đội, thuộc xu hướng nhạc tình cảm, nhưng ông đã bớt đưa thiên nhiên như hoa cỏ, mây trời, sông hồ, trăng sao, mưa nắng... vào nhạc tình của mình. Ðã có đôi chút lãng mạn len vào nhạc Dzoãn Mẫn và nhạc tình lãng mạn sẽ còn càng ngày càng được những nhạc sĩ đồng thời như Ðặng Thế Phong, Lê Thương, Văn Cao đưa lên rất cao lên không trung và đưa vào rất sâu trong lòng người mộ điệu. Lãng mạn tính trong ca khúc Dzoãn Mẫn nổi nhẹ lên trong bài Biệt Ly, vì đã có lá heo may len lén thổi vào ca khúc rồi :
Chiếc lá rơi theo heo may, người về có hay
Biệt ly! Sóng trên dòng sông
Ôi còi tầu như xé đôi lòng
Và mây trôi, nước trôi
Ngày tháng trôi cùng lướt trôi
Mấy phút bên nhau rồi thôi
Ðến nay bóng em mờ khuất
Người về u buồn khắp trời
Người ra đi với ngàn nhớ thương
Mấy phút bên em rồi thôi
Dáng em sống trong hồn tôi
Xa cách xa, ta tìm đâu ngày vui...
Biệt ly! Ước bao đường tơ
Réo rắt trong muôn hương mơ
Thành sầu tiễn dưa
Biệt ly! Ước mong hoàng hôn
Êm đềm về ru ấm tâm hồn
Người yêu đương cách xa đành sống vui cùng gió sương
Dzoãn Mẫn có mặt một cách rất rạng rỡ trong thời kỳ thành hình của tân nhạc với một số tác phẩm để đời. Chúng ta sẽ gặp lại ông trong những thời kỳ sau.
Ði Tới