
Thế hệ tôi được tiếp súc với văn hoá Tây Phương nhiều hơn là với Ðông Phương cho nên trước khi có một nền nhạc Việt Nam mới phù hợp với thời đại mới, nhạc Việt là những bài ca tiếng Việt soạn trên nhạc điệu Âu Tây. Khởi đầu là nghệ sĩ Tư Chơi, Năm Châu với các bài ta theo điệu tây (1930-35)... Rồi tới Mai Lâm soạn lời ca tiếng Việt cho những bài hát do Tino Rossi thu thanh vào đĩa hát Pathé khoảng 1935-38...

Trong khi các nghệ sĩ kể trên chọn nhạc bình dân Pháp để soạn lời thì tôi chọn nhạc cổ điển Âu Tây để ca hát. Loại nhạc valse của Johann Strauss tuy là nhạc cổ điển nhưng có bài được phổ biến dưới hình thức ca khúc phổ thông. Ngoài bài valse bất hủ là LE BEAU DANUBE BLEU, Johann Strauss có một bài valse khác cũng được nhiều người biết đến là bài WHEN WE WERE YOUNG. Tôi soạn lời ca tiếng Việt để hát chơi trong đám bạn bè. Ðây cũng là lúc tôi phổ nhạc bài thơ CÔ HÁI MƠ của Nguyễn Bính tại Hưng Yên sau khi thôi học tại Trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Hà Nội.





Trước hết, vì phải lo cho sự sống còn ở những nơi xa xứ lạ, trong phạm vi âm nhạc, người Việt hải ngoại nghe lại những bài hát đã có sẵn trong những băng cassette sản xuất từ trước. Rồi vào giữa thập niên 80 trong đám người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ đã khởi sự có những nhà sản xuất băng nhạc thì phong trào thu thanh nhạc Việt và nhạc Âu Mỹ với lời Việt lại rầm rộ, có phần rầm rộ hơn thời trong nước.


Ðây là năm nhạc Nhật được phổ biến khá nhiều trong Cộng Ðồng Việt Nam Hải Ngoại, với lời Việt do tôi soạn. Những bài này được hoan nghênh vì hương vị Á Ðông của ca khúc được người tị nạn thích hơn là những mầu sắc (hay nói cho đúng hơn là tiết điệu) Tây Phương:
Phong trào nhạc dịch vẫn lên mạnh. Các ca sĩ lớp mới như Ngọc Lan, Như Mai... xuất hiện và cũng thành công như Thanh Lan, Vi Vân... những năm trước đây. Tôi vẫn được nhờ soạn lời Việt cho các hãng băng. Bây giờ, nhạc Mễ Tây Cơ cũng có lời Việt:
Bắt đầu từ cuối năm 1988, Duy Quang mở phòng thâu và thành lập một hãng sản xuất lấy tên là DREAM' STUDIO. Vợ của Quang là Mỹ Hà lo việc phát hành. Thế là từ nay trở đi, gia đình chúng tôi đã nắm đủ ba yếu tố cần thiết để làm ăn trên đất Mỹ: sáng tạo (création), làm thành món hàng (fabrication) và phổ biến (distribution). Ðây cũng là lúc compact disc mới được phát minh và tôi là người Việt Nam đầu tiên đưa tác phẩm của mình vào đĩa hát nghe bằng tia sáng laser.
Bước vào thập niên 1990, coi như phong trào nhạc POP quốc tế với lời Việt trong cộng đồng Việt Nam tại Mỹ đứng lại. Có nhiều lý do: thế hệ trẻ vào hồi 75 đã trở thành trung niên, không nghe nhạc, không mua nhạc nữa. Thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại không còn dính líu gì với Việt Nam nữa. Không còn thạo tiếng Việt, họ dùng ngoại ngữ để giao tiếp với nhau, nói gì đến chuyện nghe nhạc với lời Việt ? Mãi lực của băng cassette giảm xuống trong khi nhà sản xuất đua nhau ra đời. Tuy nhiên, sự sản xuất băng nhạc hay CD có những bản nhạc quốc tế với lời Việt vẫn tiếp tục. Ngoài các ca sĩ quen thuộc như Ngọc Lan, Như Mai... nay có thêm vài giọng ca mới như Ý Lan, Ngọc Hương. Và dĩ nhiên, Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo, Julie... vẫn cần có tôi để cung cấp bài ca mới. Nhạc Pháp tiếp tục được hát với lời Việt ..
Trong mọi loại nhạc Việt -- nhạc hoàn toàn Việt hay nhạc Pháp, Mỹ, Nhật, Mễ...với lời Việt -- của giai đoạn đầu trong thập niên 90 này... có một bài hát Nhật được tôi soạn lời để cho Thái Hiền hát, với nội dung chắc chắn không phải của nguyên bản mà do tôi tạo ra. Ðó là bài TRÁI TIM CÒN TRINH. Cùng với hai bài hát khác là KIẾP ÐAM MÊ của Duy Quang và MƯỜI NĂM TÌNH CŨ Trần Quảng Nam, đây là một bài hát coi như thành công nhất trong 20 năm qua. Hầu hết các hãng băng ở Hoa Kỳ đều thu thanh bài này với các giọng ca cũ, mới, già, trẻ... Chưa bao giờ chịu làm người thù của ai cả, đây là bài hát nhắc nhở tới chủ trương làm người tình của tôi -- lúc nào cũng yêu đời, yêu người và yêu mình... Xin mời bạn nghe và đọc lời ca, trước hết là nghe giọng Thái Hiền ...