Pham Duy 2010
Một Người Gia-Nã-Ðại và Nghệ Thuật của Phạm Duy

Khởi đăng trên báo Bách Khoa từ số 332 (1/11/70) qua các số 334, 335, 337, 339, 340, 342, 345, 346, 347, 350, 354, 355, 363, 367, 372 và chấm dứt trong số 375, tháng 7-1972.

Lời Toà Soạn.- Tác giả bài này, Georges Etienne Gauthier, sinh quán ở Bonaventure miền cực Ðông của Gia-nã-đại, tòng học tại Ecole Supérieure de Musique Vincent d'Indy ở Montreal, nơi có gần 300 sinh viên Việt nam theo học trong ba trường đại học lớn. Có thể do sự tiếp súc với những sinh viên Việt nam tại Montreal và cũng có thể do cuộc chiến tranh dai dẳng ở Việt nam -- đã làm cho cả thế giới xúc động và lưu ý đến đất nước đau khổ này -- mà Gauthier để tâm nghiên cứu nhạc Việt từ nhiều năm nay, từ nhạc cổ truyền đến nhạc mới, từ sáng tác phẩm của các nhạc sĩ miền Bắc Việt tới các nhạc phẩm của nhạc sĩ Nam Việt, sưu tập rất nhiều ấn phẩm, đĩa hát, băng nhạc của nhạc Việt hai miền. Mộng ước của Gauthier là giới thiệu niềm rung cảm của dân tộc Việt qua âm nhạc, giới thiệu các nhạc sĩ Việt nam với thế giới.

Xem tiếp
Bản viết tay Nhạc Cảnh Chức Nữ Về Trời
Ðối với tôi, một khúc điệu của Phạm Duy trước hết là một nét vạch trên giấy. Bởi vì nếu khi nghe một khúc điệu ta thấy rõ cơ cấu thanh âm của nó thì khi nhìn khúc điệu ấy, chúng ta lại thấy rõ ràng cấu thức trí năng của nó. Trong ba mươi năm bình giải về nghệ thuật Phạm Duy, theo như tôi được biết thì người ta chưa bao giờ chú trọng nhiều đến khía cánh thị giác ở các khúc điệu của nhạc sĩ ấy. Mặc dù ở một nhà soạn nhạc Việt Nam, chưa bao giờ danh từ ''nét nhạc'' lại có nhiều ý nghĩa như ở Phạm Duy.

Xem tiếp
Xuân Vũ - Nửa Thế Kỷ Phạm Duy
... Xen trong những bài hát Việt Nam còn có những bài Pháp như D'un Bateau, Les Bateuax Des Iles, Chanson Pour Nina, C'est À Capri, Tant Qu'il Y Aura Des Étoiles, Granada, Si Tu Reviens... Tổng cộng trên cả trăm bài hát ta lẫn Tây, Cách Mạng lẫn tiền Cách Mạng tôi đều thuộc năm lòng và có thể ''ôm đàn lên sân khấu sô lô'' được cả.

Trong các tác giả trên đây, tôi thích nhất Lưu Hữu Phước, Văn Cao và Phạm Duy. Tôi hát ba vị này nhiều hơn cả. Còn nói về thời gian và số lượng lẫn sự ham mê thì tôi hát Phạm Duy lâu nhất, nhiều nhất và say nhất tính cho đến nay. Và có lẽ cả đời.

Xem tiếp
Đặng Tiến - Phạm Duy : thơ phổ nhạc

... Bản lề giữa hiện tượng « thơ nhạc giao duyên » ấy là những bài thơ được phổ nhạc, trở thành nhạc phẩm có giá trị tự tại. Việc phổ nhạc vào thơ làm giàu cho thơ, cho nhạc và tâm hồn người nghe. Và tại Việt Nam, có lẽ người có công đầu là Phạm Duy. Từ Cô hái mơ, thơ Nguyễn Bính, 1942, đến Bên kia sông Đuống, thơ Hoàng Cầm 2010, anh đã phổ nhạc trên dưới 300 bài thơ.
Xem tiếp
Nhân Xem Trường Ca ''Con Ðường Cái Quan'' của Phạm Duy

Khi tôi nhận được bản in của trường ca ''Con Ðường Cái Quan'' tôi đọc một mạch và hát đi hát lại những bài, mà tôi đã được nghe Phạm Duy hát trường ca này còn trong ''thời kỳ thai nghén''.

Tôi nhớ lại, vào lúc đầu năm 1955, thuở Phạm Duy sang học nhạc tại Ba Lê, mỗi chiều thứ ba, Phạm Duy đã đến tìm tôi để cùng đi dự thính buổi diễn thuyết của Giáo sư Chailley (Sai-ê) về môn nghiên cứu nhạc. Thường, thì Phạm Duy đến sớm, và nói chuyện âm nhạc với tôi. Phạm Duy hát những điệu dân ca mà anh đã nghe hoặc đã ghi từ lâu, hay những bài nhạc mà anh định sáng tác.

Câu chuyện rất lý thú, nên tôi thường để máy ghi âm giữ lại mấy điệu mà Phạm Duy hát cho tôi nghe. Ðến nay tôi vẫn giữ cuốn ''băng'' ấy. Vặn lại nghe tôi rất sung sướng mà thấy rằng người lữ khách trong trường ca, từ năm 1955 ''đi từ ải Nam Quan'' mới gặp cô lái đò miền Trung Du, mà ngày nay đã tới mũi Cà Mau; tôi sung sướng khi thấy bạn thực hiện một ý định, khi biết rằng nhạc phẩm vừa ra đời có một giá trị về văn nghệ.
Xem tiếp
Trên Ðường Cái Quan (trả lời bài viết của Trần Văn Khê)

Viết bài này, tôi chỉ có một mục đích là viết cho những người bạn trẻ, ít tuổi hơn tôi, đang học nhạc, thích sáng tác, đã theo dõi bài Con Ðường Cái Quanvà muốn hiểu biết thêm về nó, nhất là về đường nhạc thuật. Ngoài ra tôi cũng muốn tạ ơn những bạn xa gần, từ anh Ðào Sĩ Chu ở ngay Saigòn (báo Tân Phong) cho tới anh Trần Văn Khê ở mãi tận khơi chừng (báo Bách Khoa) đã có lòng thương mến để tâm đến bài ca nhỏ mọn của tôi và viết bài phê bình nhận xét kỹ lưỡng. Cũng bởi vì hai anh bạn hơn tuổi tôi đã rất chú trọng đến phần nhạc thuật cho nên tôi xin phép được viết ra đây quan điểm của tôi, mục đích vẫn không ngoài sự mong mỏi được đóng góp vào việc mở rộng nhạc thức của những thanh niên hiếu nhạc vậy.
Xem tiếp
Một vài cảm xúc âm nhạc qua trường ca Con Ðường Cái Quan của Phạm Duy

Một buổi sáng mùa hè năm nay, ghé thăm nhạc sĩ Phạm Duy, tôi được ông và Duy Cường cho nghe trường ca Con Ðường Cái Quan đã được bỏ hết phần lời ca và phần nhạc được phụ soạn bởi những âm thanh điện tử pha lẫn với phần vĩ cầm diễn bằng nhạc khí thật. Dù phần phụ soạn chưa xong nhưng sau khi nghe xong, tôi có một số cảm tình với cái nhìn mới của Duy Cường về Con Ðường Cái Quan ở một không gian mới, với người thưởng ngoạn mới, về lối sinh hoạt mới, trường ca Con Ðường Cái Quan chắc chắn phải khác với sự diễn đạt cách đây gần ba mươi năm.
Xem tiếp
Nguyên Sa - Phạm Duy Với Ngàn Lời Ca

Ngậm Ngùi đi một mạch từ nắng chia cho tới ngủ đi em mộng bình thường giữ nguyên kiến trúc tới ngủ đi em kiến trúc nhạc hiện ra hai lần ngủ đi em mộng bình thường, buông ra với một câu đệm, rồi lại trở lại xoáy vào và tình tự ngủ đi em mộng bình thường, cũng hai lần, rồi mới trở lại với kiến trúc thơ có mở đầu à ơi trước khi có tiếng thùy dương mấy bờ...
Xem tiếp
Phạm Quang Tuấn- Nghệ Thuật Phổ Thơ Vào Nhạc

Trong bài này tôi xin nói về nghệ thuật phổ nhạc bằng cách phân tích một số những bài ca của Phạm Duy. Lựa toàn nhạc Phạm Duy vì tôi nghĩ rằng trong các nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam không ai hơn được ông về nghệ thuật này. Không phải là bài nào Phạm Duy phổ cũng hay, cũng không phải bài nào nổi tiếng của ông cũng hay, nhưng ông biết cách dùng đủ mọi kỹ thuật một cách rất lão luyện và những bài hay nhất của ông thì chưa ai hơn được. Tôi sẽ đưa ra những bài rất tương phản về cảm xúc cũng như kỹ thuật, để minh họa điểm này.
Xem tiếp
Phạm Quang Tuấn - Bàn về kỹ thuật viết nhạc

Sách báo Việt Nam, khi bàn về ca khúc, thường chỉ chú trọng vào lời ca mà ít để ý đến khía cạnh nhạc. Thậm chí nhiều người còn cho rằng không nên nói tới "kỹ thuật viết nhạc" vì quan niệm thông thường của người VN rằng nhạc là một cái gì thần bí huyền diệu từ trong tim vọt ra và hoàn toàn không cần tới bộ óc! Bài này xin đề cập tới nét nhạc trong vài ca khúc Phạm Duy: Chiều về trên sông, Thuyền Viễn Xứ, Tình Hoài Hương, Mộng Du, Pháp Thân, Một Cành Mai, Đường Chiều Lá Rụng.
Xem tiếp
Phạm Quang Tuấn- Chiều Về Trên Sông - Vài nhận xét

Bài Chiều Về Trên Sông của Phạm Duy cho người nghe cảm giác đứng trước giòng sông lớn, cảnh thiên nhiên bao la hùng vĩ tương phản với hình ảnh và tâm tư của con người nhỏ bé. Những điều này ai cũng cảm thấy được, xin miễn bàn thêm. Tôi chỉ xin có vài nhận xét nhỏ về nhạc điệu.
Xem tiếp
Quỳnh Giao: Viết Về Một Ca Khúc Phạm Duy


... Trong khung cảnh chung như vậy, ca khúc “Xuân Hành” của Phạm Duy lại được viết trên cung Mi giáng Trưởng, trong sáng mà êm dịu hơn âm giai Fa Trưởng.

Những ai mới nghe ca khúc này thì tự hỏi rằng tác giả dùng chữ "hành" trong ý nghĩa nào. Hành có thể là hành trình, hành khúc, hoặc biết đâu còn là một thể thơ cổ, như bài Tỳ bà hành mà ai cũng biết qua bản dịch của Phan Huy Vinh, hay bài Hiệp khách hành mà các độc giả của Kim Dung có thể còn nhớ và nhất là Hành phương Nam của Nguyễn Bính?
Xem tiếp
Lê Hữu: Phạm Duy, tôi còn yêu, tôi cứ yêu


... Đâu phải chỉ "Tình Ca", ta còn gặp những "Tình Hoài Hương", "Xin Tình Yêu Giáng Sinh", "Tình Nhân Loại, Nghĩa Đồng Bào"... Những bài nhạc có cái tựa mang theo chữ "tình" ấy dều không phải là những ca khúc viết riêng cho tình yêu nam nữ.

Nhạc tình Phạm Duy, hệt như tính cách của ông, đã không hề tự đặt cho mình một giới hạn, một ràng buộc trong khuôn khổ nhất định nào mà luôn luôn muốn đi tới tận cùng những bến bờ.

Nhạc tình yêu nói chung của Phạm Duy là như vậy. Thế còn nhạc tình yêu "nói riêng", dành cho đôi lứa, thì sao? Câu hỏi nhiều người muốn biết. Như chuẩn bị sẵn cho câu trả lời, nhạc sĩ Phạm Duy có tạm đưa ra một "bảng phân loại" khái quát dành cho những bản tình ca mà đối tượng, ông cho biết: "chỉ thu hẹp trong phạm vi và chủ đề tình yêu nam nữ". Đường tình trăm vạn lối, biết đâu là đâu; tuy nhiên, cũng xin thử làm công việc hệ thống hóa, qua các tiểu đề bên dưới, những nẻo đường tình từng in dấu chân người nhạc sĩ trong suốt cuộc "hành trình âm nhạc Phạm Duy", khởi đi từ "tuổi bâng khuâng"(1) cho đến khi là "người tình già trên đầu non"(1), chỉ mong phần nào giúp người yêu nhạc Phạm Duy vừa có được cái nhìn tổng thể, vừa hình dung được những bộ mặt khác nhau của tình yêu thể hiện qua dòng nhạc của ông.
Xem tiếp
Tìm Hiểu Cách Sáng Tác Nhạc Qua Dòng Nhạc Phạm Duy


... Từ lúc bắt đầu phân tích một bài nhạc phổ thơ đơn giản là Hoa Rụng Ven Sông ba năm trước đây, tôi dần dần “lấn sân” qua tìm hiểu các khúc điệu dài hơi, với nhạc lý khó hơn như Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà, Nghìn Trùng Xa Cách, và Nắng Chiều Rực Rỡ. Tôi cũng tìm hiểu thêm về nhạc Việt Nam, nói rõ hơn là tìm hiểu cách sáng tác giai điệu dựa trên thang âm ngũ cung. Gần đây nhất, tôi phân tích một trăm khúc điệu nổi tiếng của nhạc sĩ để thử tìm mẫu số chung cho sự thành công của các khúc điệu ấy. Tôi so sánh cội nguồn – nhạc đề - giữa các khúc điệu với nhau, rồi tìm ra những thí dụ cho từng cách phát triển nhạc đề, cách tạo câu nhạc, đoạn nhạc, và cách xây dựng cấu trúc nhạc để làm thành một khúc điệu hoàn chỉnh...
Xem tiếp