

Ngày 17-5-2005, sau 30 năm lưu lạc xứ người, nhạc sĩ Phạm Duy đã chính thức trở về định cư ở quê nhà. Như ông tâm sự: “Đối với tôi, không có gì là quá muộn... Đất nước đang mở cửa và vì thế tôi trở về...”









Nhiều người nói rằng tiếc quá, ước gì Phạm Duy đừng bỏ kháng chiến thì giá trị của ông còn cao đến dường nào.




(NCTG) Thế hệ chúng tôi, những người Việt trẻ sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc sau 1975, ít được biết đến những tên tuổi lớn của Miền Nam trước năm 1975, mà tên tuổi của nhạc sĩ Phạm Duy là một trường hợp.

Triết học của con người trong sự tồn tại của xã hội cũng chỉ tập trung vào giải quyết những vấn đề cơ bản nhất trong đó có cái chết. Ở Việt Nam, nhiều nhạc sỹ của nền Tân Nhạc đã đề cập đến điều này và dường như cái chết đối với họ được nhìn nhân hoặc như sự chấm hết hoặc như sự giải thoát.







Văn hoá quyết định mọi thứ trong xã hội và tương lai của dân tộc. Đó là niềm tin của tôi. Văn hoá tôi muốn nói tới ở đây là “culture” của một đất nước chứ không phải chỉ là văn hoá nghệ thuật. Những đặc tính văn hoá có ảnh hưởng quyết định đến mọi việc từ lớn tới nhỏ, từ cấu trúc chính quyền và cách làm chính trị của con người, cho đến cách thức giáo dục và sự tổ chức của hệ thống giáo dục. Và chúng cũng quyết định cách làm việc và giao tiếp hàng ngày, cách ăn nói, đi đứng, sự sáng tạo, và trí thông minh của con người.
Phạm Duy được coi như con chim “bách thanh” của âm nhạc Việt Nam, một trong
những tên tuổi lớn của tân nhạc, với hàng ngàn tác phẩm đủ thể loại từ
ca khúc tới tổ khúc, trường ca. Gặp Phạm Duy dù đã ở tuổi 90 vẫn minh
mẫn nhanh nhẹn và và thật cởi mở, dễ gần trong dịp ông ra Hà Nội
dự đêm nhạc “Cỏ Hồng” và nói chuyện Thơ Phổ Nhạc với giới trí thức,
nghệ sĩ Hà Nội, chúng tôi đã trao đổi về cảm quan trong sáng tác và nhận
xét của Phạm Duy về việc thể hiện tác phẩm âm nhạc của ông.