Giáo Sư Lê Văn Lang - Phạm Duy, Một Chứng Nhân Lịch Sử |
![]() Trong một loạt phóng sự về bà mẹ liệt sĩ, có nhiều người con anh hùng đã hy sinh qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Thiên phong sự mô tả bà cụ Nguyễn Thị Ngoan ở thôn Lập Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn một làng ngoại thành Hà Nội. Khi phóng viên đề nghị bà nói ít câu, bà cụ Ngoan nói về gia cảnh, về chuyện xưa, về chồng, về con… đã hy sinh thế nào, rồi bà cụ bỗng hát lên một câu. Khi tôi xem, nghe đến câu hát của cụ, tôi giật mình… vì thấy một bà cụ già nua, cổ kính, thậm chí còn giữ nguyên tóc bạc, răng đen, trùm khăn mỏ quạ, áo nâu sồng, ở một vùng quê rất xa, lại hát một bài hát bà thuộc lòng. Anh phóng viên khi nghe hát, đề nghị bà hát lại để thu âm cho chính xác, vì e rằng sai đi một vài lời.
Thế là bà cụ đã hát lại, hát toàn bộ bài hát đó từ đầu tới cuối. Khi tôi xem phóng sự, tôi thấy gai ốc nổi lên… Có thể một vài phát âm không đúng, nhưng lời và nhạc rất chính xác, không có chút cải biên đi chút nào. Nhớ thế nào, hát y như vậy. Tôi nghiệm ra rằng, sức sống của bài hát, để thành công, vượt thời gian và trở thành sản phẩm của lịch sử, không có gì quí bằng đã đi vào lòng dân, đi vào văn hóa của dân tộc, qua các thời đại, các biến động lịch sử. Bài hát đó là “Nhớ Người Ra Ði” của nhạc sĩ Phạm Duy. Rồi không biết thế nào, người phóng viên làm thiên phóng sự đó là học trò của tôi. Sau khoảng hai tuần, tôi liên lạc gặp anh, chính chàng phóng viên mới hơn 20 tuổi này cũng không biết gì về bài hát của Phạm Duy. Tôi mới kể cho anh ta nghe, là bài này làm từ năm 1947, tận trong khu 4, rồi bất ngờ thế nào lại luân lạc ra tận một làng quê hẻo lánh, đến tai và ăn sâu vào tâm khảm của bà cụ già trên 100 tuổi. Tôi xin anh phóng viên in lại một phiên bản phóng sự và tôi nghĩ một dịp nào đó sẽ chuyển cho nhạc sĩ Phạm Duy, để ông giữ đó như một kỷ niệm, thừa nhận, biết ơn của những người đã hưởng thụ những nhạc phẩm của ông đã thấm đượm tình nước non, nỗi lòng của người dân Việt Nam. Rất cám ơn Phạm Duy.” Source: VietWeekLy vol. 3 no. 16, 2005 |
Các bài khác:
- Hà Minh - Ngày trở về của Người hát rong thế kỷ
- Hồi cố tri tân
- Lưu Trọng Văn - Đất mẹ đón Phạm Duy
- Đỗ Trung Quân - Về đây với những thương yêu hằng ngày
- Phạm Quang Tuấn - Ngày trở về của Phạm Duy trong bối cảnh âm nhạc Việt Nam
- Phản ứng của Công ty Văn hóa Phương Nam
- Phạm Quang Tuấn - Có nên cho tranh luận về Pham Duy không?
- Hồ Văn Xuân Nhi - Ai Giết Nổi Phạm Duy ?
- Nguyễn Đức Quang - Viet Weekly phỏng vấn
- Nói Chuyện Với Nguyễn Đức Quang
- Giáo Sư Lê Văn Lang - Phạm Duy, Một Chứng Nhân Lịch Sử
- Việt Quang - Pham Duy Trở Về
- Nghe Thiền ca Phạm Duy...
- Đặng Thu Hương - Dài dòng về Phạm Duy
- Nguyễn Ngọc Sơn - Người nước ngoài nghe nhạc Phạm Duy
- Nhịp Cầu Thế Giới - Nghe Nhạc Phạm Duy
- Nguyễn Ngọc Sơn - Sức sống của cái chết trong âm nhạc Phạm Duy
- Quỳnh Lệ - Thêm một bước mới trong hoạt động âm nhạc
- Phỏng Vấn - Người tình già trên đầu non
- Nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi như sỏi đá trên đường cái quan
- NS Phạm Duy: Yêu Người Tình Tôi Không Giấu Vợ
- Phạm Duy: “Sống là biết quên và tha thứ”
- Phỏng Vấn tại Hamburg
- Nhạc Phạm Duy mà đi xin ư?
- Phạm Duy - Một Người và Mọi Người Cùng Trên Một Chiếc Thuyền
- Nhạc Sĩ Phạm Duy: Văn Hóa Dân Tộc Từ Trong Lòng Mình - Bonus: Nghe nhạc "Phạm Duy: Bốn Mùa Ca Hát"