
Ai có nghe tiếng hát hành quân xa
mà không nhớ thương người mẹ già...
Tôi đứng lặng người. Đấy là bài “Nhớ người ra đi” của tôi. Nhưng bây giờ nó không còn là... của tôi nữa. Nó đã là của quần chúng mất rồi! Tôi cảm động quá, muốn khóc òa lên...”



... - Chị nghe Tục ca Phạm Duy từ khi nào?
- Từ ngày nhỏ, khi các anh lớn hát, tôi đã nghe. Những bài đó chỉ để truyền tai nhau thôi. Người Việt mình đến giờ cũng còn ngại lắm. Ở nước ngoài họ sẵn sàng hát đúng thực trạng, hát càng rõ sự thật thì họ thích. Gần đây tôi mới nghe trên mạng. Đúng là có bài tôi mới nghe thì giật mình vì chưa quen (cười), bình tĩnh nghe kỹ thì mới ngấm nỗi ý sâu xa. Tôi phải thừa nhận ông giỏi, như thế cũng viết được, cũng đưa vào âm nhạc được, và ông hát một cách rất rõ ràng, thật tự nhiên, không ngần ngại. Đúng là, cái tục mà ông đưa vào âm nhạc để ca nó thành thoát tục, thành lẽ thường như mọi thứ trong đời thôi. Nếu trong đầu ta có tạp ý sẽ không ca được như ông.

Đương nhiên, vẫn chỉ là hát “chui”, bởi lẽ cho đến ngày hôm nay, sau 7 năm về định cư trong nước (từ 2005) trong cái di sản đồ sộ cả ngàn sáng tác của mình, số lượng ca khúc của Phạm Duy được phép trình diễn vẫn là một con số quá nhỏ (chừng 10%). Riêng bài hát có câu mở đầu: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời...” lại có câu “Lý-Lê-Trần và còn ai nữa...” (Tình Ca) thì tôi nhập tâm lúc nào không hay và đến bây giờ vẫn là bài hát của Phạm Duy tôi yêu thích nhất..

Phạm Duy với hơn 70 năm sáng tác, trải qua bao thời kỳ với ngàn bài ca. Dân ca, tình ca, kháng chiến ca, thiền ca, tục ca, du ca tất cả góp thành một gia tài đổ xô để lại cho mai sau. Nếu không thích nhạc của ông, lại trách cứ ông vì quan điểm chính trị. Cứ mắng cho ông mấy mắng. Phang cho ông vài hàng chữ nghĩa dưới thắt lưng. Chẳng còn gì để bàn luận. Nhưng chỉ ghét Phạm Duy vì những lời nói vung vít, nghe nhạc mất hay. Yêu được ông, nghe nhạc Phạm Duy quả là hạnh phúc
Ông nhạc sĩ này khi vui buồn . Khi ca ngợi tâng bốc khi chê bai, chửi bới trong đời thường, đểu không phải là thực. Tất cả đều là hư chiêu. Nhạc của ông mới là chân lý. Thính giả của ông mới là đối tượng. Người nghe Phạm Duy mới thực sự là khách hàng. Ông đi theo kháng chiến là phục vụ cho khách hàng. Bỏ kháng chiến, về tề là chạy theo khách hàng. Ông vào Nam, ông ra ngoại quốc và ông trở về thẩy là đi theo khách hàng. Chuyến trở về qua sông nên phải lụy đò. Với những năm tháng sau cùng, ông trở về đi tìm lại con đường cái quan và tìm về với hàng triệu thính giả thế hệ tương lai. Suốt đời Phạm Duy chỉ là người nghệ sĩ với câu hát muôn thuở: Tôi bán đường tơ..Anh chàng hát rong nhà quê suốt đời đi tìm khách.Gặp cường hào ác bá địa phương anh đóng vai hề diễu dở. Gặp tay anh chị giữa đường, ông trở thành du côn.Với tâm tình thương cảm đó. Trước khi trở về Việt Nam, tôi có dịp nói chuyện với Phạm Duy. Chẳng phải là thực sự thâm giao dù ông cứ nói mình là bạn thân. Tôi chỉ là một trong hàng trăm ngàn thính giả, một trong số đông đảo khách hàng của ông. Chúng tôi tán láo nhưng gọi là phỏng vấn chuyện riêng tư. Có thu lại buổi nói chuyện. Rồi hỏi Phạm Duy rằng có phổ biến được không. Ông nói rằng. Để khi nào “moi” chết thì “toi” đưa ra cho anh em hiểu “moi”.

Một ngày sau khi được tin ông mất, một số người thuộc thế hệ con cháu đã gọi nhau, text nhau trên máy: "sao không cùng hát với nhau cho nhau những ca khúc Phạm Duy?" Có cái gì đó thôi thúc mọi người cùng bắt tay vào việc. Kết quả là một buổi họp mặt nghệ sĩ và thân hữu với tiếng ca hát chen tiếng cười mà chan hòa nước mắt.
Tối Thứ Tư 30 Tháng Giêng, Việt Báo Gallery hoàn toàn đổi dạng. Không có sân khấu, chỉ một dương cầm đặt giữa nhiều hàng ghế quây tròn. Trên tường, một bích chương đơn giản với hai tấm hình và chữ in PHẠM DUY NGÀN LỜI CA và ánh nến lung linh.
Đúng bảy giờ, giữa các thân hữu và nghệ sĩ, Trần Dạ Từ phát biểu về Phạm Duy. Ngày nào nơi nào mà lời ca Phạm Duy còn ở trên môi chúng ta thì ông vẫn sống.... Như Phạm Duy đã nói trong tiếng cười năm xưa. Và tối hôm nay ông sống với mọi người.
Con gái nhà báo Lê Đình Điểu là Ysa của VAALA, con gái nhà thơ Trần Dạ Từ là Hoà Bình của Việt Báo, con trai nhà văn Doãn Quốc Sĩ là Doãn Hưng, cùng Bích Liên và Quỳnh Giao đã hợp sức cho buổi gặp gỡ. Dương cầm thì có Diễm Uyên, Quốc Vũ, Hoàng Công Luận, guitar là Doãn Hưng, vĩ cầm là Hoàng Công Luận. Góp tiếng giới thiệu là Ysa và Đinh Quang Anh Thái, linh hoạt như thời Du Ca hay lãng mạn như quán Anh Vũ năm xưa.
Tiếng hát thì của mọi người.
Chỉ vì từng người đều lâm râm hát theo Bá Thành, Bích Vân, Doãn Hương, Phương Hà, Mộng Thủy, Lê Uyên, Lê Hồng Quang, Phạm Hà, Phạm Đăng Khoa, Bích Liên, Quỳnh Giao và nhóm hợp ca từ đoàn Ngàn Khơi. Có vài người giờ chót không đến kịp thì chắc là đang xem lại trên You Tube....

Nhưng cũng cần phải có may mắn nữa. Phạm Duy là một người may mắn, mà dân tộc Việt Nam cũng may mắn. Thử nghĩ lại, nếu đầu thập niên 1950 Phạm Duy không về thành trót lọt, thì ngày nay làm sao chúng ta có thể có một gia tài âm nhạc nguy nga Phạm Duy để lại? Làm sao có được Tình Ca, Tình Hoài Hương, Con Đường Cái Quan, Mẹ Việt Nam và biết bao thành tựu rực rỡ khác nữa của nhạc sĩ? Hãy nhìn Văn Cao, một tài năng xuất chúng nữa của Việt Nam, nay còn lại gì ngoài một gia tài sáng tác dở dang, rồi phải câm lặng cho đến chết. Và hãy tưởng tượng, Trịnh Công Sơn, thay vì sống ở miền Nam thì lại ở miền Bắc, cái gì sẽ xảy ra? Cũng khó đoán hết những gì xảy ra, nhưng có một điều có thể thấy rất rõ, là Sơn chẳng bao giờ có một sự nghiệp âm nhạc như đã có. Đó là một điều chắc chắn.
... Phạm Duy vừa mất. Một ngàn tác phẩm, riêng Nương Chiều như máy ảnh chụp khoảng khắc kháng chiến 1946-1954. Nương Chiều, nhắc bóng chàm miền trung du cùng đồng bằng một thời chống Pháp.
Mai về để lúa trên ngàn
Ta nuôi người gìn giữ non nước
Con đường hoa trung du-đồng bằng nở những đóa diệu kỳ nuôi sống nhiều thế hệ. Không có Quang Dũng, sẽ ít nhớ Tây Bắc có Mường Lay - Lai Châu - Lào Cai - Điện Biên - Sơn La. Cũng quên pháp trường Yên Bái, năm 1930 Pháp chặt đầu anh hùng Nguyễn Thái Học và đồng chí. Chỉ cỏ xanh đỡ mười hai đầu lâu òng ọc máu và tiếng hô cuối cùng “Việt Nam muôn năm”.

Nhà thơ Lưu Trọng Văn, con bạn thân Lưu Trọng Lư của Phạm Duy nói với BBC rằng điều quan trọng là công chúng đã đến tiễn đưa nhạc sỹ và làm thành dàn đồng ca hát vang các bài Tình ca, Việt Nam Việt Nam hay Những gì sẽ đem theo vào cõi chết.
Con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư nói Tiến sỹ sử học Nguyễn Nhã nói tại tang lễ rằng 'Âm nhạc của Phạm Duy còn, tiếng Việt còn thì Tổ quốc còn' mượn ý của Phạm Quỳnh 'Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn thì nước Việt còn'.
Trong phần cuối phỏng vấn, nhà thơ Lưu Trọng Văn đọc bài thơ 'Về thôi' mà ông viết tặng Phạm Duy hồi năm 1994.

Riêng tôi, khi “nhận nhiệm vụ” viết bài “ném đá” ông, tôi cũng chỉ dùng cái tít “NÓI CHUYỆN VỚI MỘT NGƯỜI CÓ TÀI’ và….đọc lại thì mới thấy “Tất cả những gì tôi viết té ra, đều … ngợi ca ông trừ một vấn đề mà tôi, theo tài liệu của Lưu Trọng Văn, thì tôi không tán thành. Đó là thay đổi lời ca của những bài hát ông viết sau chuyến đi bộ, nhịn đói, leo U Bò, Ba Rền vô chiến Trường Bình Trị Thiên để viết nên những bài “dân ca mới” một thời đã ăn sâu vào tâm khảm của người dân bình thường miền Bắc,…(xin đọc trong “Hồi Ký…”)

- Có gì không cháu? cháu cứ tự nhiên coi.
- Bao nhiêu vậy bác?
- Giá ghi là ... đô, nhưng cháu muốn đưa bác ít nhiều tùy ý. Không có tiền thì bác biếu.


Chiều tan trên đường tối, có ta như rã rời
Hồn ta như gò mối, đang chờ phút đầu thai.
Quỳnh Giao xin phép hát là “Hồn ta như gò mối, IM chờ phút đầu thai...”
Lá đã rụng, ông đã im. Chúng ta đang chờ ông trở lại.
